Nấm Linh Chi Đỏ là một loại dược liệu quý hiếm. Theo sách “Thần nông bản thảo”, cách đây 2000 năm, Linh Chi Đỏ được xếp vào loại “Thượng dược”, có tác dụng bồi dưỡng cơ thể và chữa bệnh xếp trên Nhân sâm. Đầu đời nhà Minh (1595), dựa vào màu sắc, Linh Chi được phân làm 6 loại (Lục Bảo Linh Chi) và chỉ có vua chúa, nhà giàu mới được dùng. Qua nhiều biến động của thiên nhiên, Linh Chi vẫn giữ được vai trò “Thượng dược” trong các loại thuốc Y học cổ truyền, có tác dụng tốt trong chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho con người.

  1. Nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Triều Tiên, Malaysia, Hoa Kỳ, Trung Quốc… đã đi sâu, nghiên cứu môi trường trồng Linh Chi Đỏ với quy mô lớn để chế biến, sử dụng làm thuốc bổ, thuốc điều trị bệnh.
  2. Ở Việt Nam, nhà bác học Lê Quý Đôn (1720 –1784) đã từng đánh giá: nấm Linh Chi Đỏ là sản vật quý hiếm của đất rừng Đại Nam, có tác dụng kiện não, bảo gan,cường tâm,bình vị, cường phế, giải độc, giải cảm…
  3. Theo quan điểm y học cổ truyền phương Đông, tác dụng của Linh Chi không thu hẹp ở một phủ tạng, mà tỏa ra toàn cơ thể,nâng đỡ tổng trạng cơ thể giúp con người trẻ lâu, sống thọ hơn.

Trong những năm gần đây, do tính chất đặc biệt, Linh Chi đã được nghiên cứu, nuôi trồng và chế biến, dùng để bồi bổ sức khoẻ và điều trị một số bệnh như:

  • Huyết áp
  • Tim mạch
  • Tiểu đường
  • Gút (gout)
  • Thiểu năng tuần hoàn não
  • Chống mỡ máu
  • Suy nhược cơ thể
  • Suy nhược thần kinh
  • Bệnh gan
  • Thận
  • Đặc biệt thành phần polysarccharides có tác dụng hạn chế chế sự phát triển của các tế bào bất thường (tác nhân gây ung thư, ung bướu)
  • Ngăn ngừa và hỗ trợ tốt cho bệnh nhân ung thư, ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị sau hóa trị, xạ trị…

Tuy được xếp vào nhóm thuốc bổ thượng phẩm nhưng nấm Linh Chi đỏ không có chất đạm cần thiết cho cấu trúc của tế bào, không chứa chất cải thiện chức năng tiêu hóa, cũng không mang hoạt chất có tính an thần.

Không phải chỉ đến khi Tần Thủy Hoàng phái ngự y Lư Sinh tìm thuốc trường sinh bất tử ở biển Đông thì Linh Chi đỏ mới có mặt trong lịch sử y học. Từ nhiều ngàn năm nay nấm Linh Chi đỏ chiếm vị trí cao nhất trong cổ thư Trung Quốc. Vì thế, nó không còn xa lạ với thầy thuốc bốn phương và từ lâu đã có tên chính thức trong dược điển của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… như một phương thuốc trị ung bướu, chống lão hóa, phục hồi chức năng của các cơ quan trong cơ thể bị tổn thương, bị suy nhược…

Không chỉ được trọng dụng ở Á Đông, nấm Linh Chi đỏ hiện là một trong những đề tài nghiên cứu và ứng dụng nóng bỏng của ngành y dược Âu Mỹ. Đặc biệt là các nghiên cứu chuyên sâu trong việc sử dụng các chất chiết suất từ nấm Linh Chi lên các bệnh nhân ung thư, AIDS… Y học phương Tây ắt hẳn phải có động cơ chính đáng khi tìm về một dược liệu cổ truyền phương Đông. Tuy được xếp vào nhóm thuốc bổ thượng phẩm của Trung y nhưng giá trị bổ dưỡng của nấm Linh Chi đỏ không đồng nghĩa với tác dụng kiến tạo kiểu “vai u thịt bắp” mà miếng thịt hay quả trứng mang lại.

  • Đã có không biết bao nhiêu người sử dụng Linh Chi cảm thấy khỏe hơn, ăn ngon, ngủ yên
  • Nhưng khi phân tích thì Linh Chi không có chất đạm cần thiết cho cấu trúc của tế bào,
  • Không chứa chất cải thiện chức năng tiêu hóa,
  • Cũng không mang hoạt chất có tính an thần.

Khả năng nâng đỡ tổng trạng cơ thể của nấm Linh Chi đỏ là một thực tế không thể chối cãi, không chỉ căn cứ vào cảm giác chủ quan của người bệnh, mà dựa trên các tiêu chuẩn khoa học khách quan với định lượng rõ ràng, theo kết quả của hàng trăm công trình nghiên cứu tại nhiều học viện từ Á sang Âu. Nếu vậy, nấm Linh Chi  đỏ tác dụng theo cơ chế nào?

Cấu trúc độc đáo của nấm Linh Chi chính là thành phần khoáng tố vi lượng đủ loại (119 chất), trong đó một số khoáng tố như Germanium hữu cơ, vanadium, crôm… hay các hợp chất polysaccharides và triterpenoids… đã được khẳng định là nhân tố quan trọng là liều thuốc bổ hỗ trợ tốt cho bệnh nhân ung thư, dị ứng, lão hóa, xơ vữa, đông máu nội mạch, giúp điều chỉnh dẫn truyền thần kinh,bảo vệ cấu trúc của nhân tế bào. Có căn bệnh nào hiện nay thoát khỏi ảnh hưởng của các yếu tố bệnh lý vừa kể?

Với thành phần độc đáo như vừa tả, nấm Linh Chi đỏ phục hồi cơ thể bằng cơ chế tác dụng gián tiếp. Trái với chức năng cung cấp dưỡng chất theo kiểu “thiếu thì bổ sung” của các loại thuốc bổ thông thường, Linh Chi hữu ích cho cơ thể nhờ chọn con đường vận hành khéo léo và linh động hơn nhiều qua kiểu đòn bẩy. Nó một mặt thanh lọc cơ thể toàn diện và đồng bộ qua tác dụng lợi tiểu và lợi mật, một mặt kích thích nhiều chuỗi phản ứng sinh hóa trong cơ thể nhờ vai trò xúc tác của khoáng tố vi lượng. Nấm Linh Chi đỏ khéo léo đánh thức sức đề kháng của cơ thể để từ đó điều chỉnh các rối loạn chức năng, làm lành các tổn thương cơ quan, phục hồi hệ miễn dịch. Một khi hội đủ 3 điều kiện vừa kể thì cơ thể rất khó bệnh, con người chậm già. Người xưa đâu có quá lời khi xếp nấm Linh Chi đỏ vào nhóm thượng dược cải lão hoàn đồng!

Nếu dựa vào hàng trăm báo cáo chuyên đề trong các hội nghị quốc tế về hiệu quả của Linh Chi thì vấn đề đặt ra “Nấm Linh Chi đỏ Việt Nam có tác dụng hay không” quả là thừa. Nếu căn cứ vào con số bệnh nhân từ Đông sang Tây đã và đang được điều trị rất hài lòng với Linh Chi, thì mọi thắc mắc về cơ sở khoa học của Linh Chi không còn cần thiết. Nhưng có một điều chắc chắn: Nấm Linh Chi đỏ không phải là thần dược giúp sống lâu trăm tuổi, trẻ mãi không già như quảng cáo hoặc ảo vọng của bạo chúa họ Tần. Trên nền tảng tri thức khoa học, nếu biết cách áp dụng Linh Chi, đó sẽ là một trong các phương tiện hữu hiệu và an toàn để tăng cường sức đề kháng cơ thể trong cuộc sống đầy căng thẳng và ô nhiễm môi trường nặng nề của thời đại ngày nay.