Thành phần hoá học và dược tính của nấm Linh Chi đã được các nhà khoa học phân tích cho thấy Linh Chi có gần 200 hoạt chất và dẫn chất có trong Linh Chi bao gồm: acid amin, các acid hữu cơ, các acid béo, terpenoid, alkaloid, protein, glycoprotein, các khoáng đa lượng và vi lượng. Vì thế từ nhiều ngàn năm nay, Linh Chi chiếm vị trí cao nhất trong cổ thư Trung Quốc. Nó không còn xa lạ với thầy thuốc bốn phương và từ lâu đã có tên chính thức trong dược điển của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… như một phương thuốc đặt trị. Nấm Linh Chi được xem như một loại thượng dược, không độc, không tác dụng phụ.
Trên thị trường hiện nay có 8 loại nấm Linh Chi:
1. Nấm Linh Chi Việt Nam có đường kính từ 7 – 15cm, hình thận hoặc hình quạt, mặt trên màu đỏ cam đến đỏ, bóng láng, rất cứng, mặt dưới có màu vàng chanh nhạt đến trắng ngà,ruột nấm màu trắng ngà đến nâu nhạt. Tai nấm nặng từ 25 – 35g. Nấm có vị rất đắng do hàm lượng saponin triterpen cao.
2. Một loại nấm Linh Chi có nguồn gốc Nhật Bản khác là nấm Linh Chi đỏ sậm gần ngã sang màu tím than, vị rất đắng.
3. Loại Nấm Linh Chi Việt Nam có màu đỏ cam đến đỏ, bóng, đường kính tai nấm từ 13-20cm, có hình thận, mặt trên hơi xốp, mặt dưới màu trắng ngà. Mỗi tai nấm nặng từ 30-45g. Nấm nhẫn đắng, hơi chua, có chất lượng khá.
4. Nấm Linh Chi Hàn Quốc nhập vào Việt Nam, tai nấm rời hoặc cho vào túi 500g/túi. Nấm hình thức đẹp, rất cứng, đường kính từ 15-30cm, mặt trên đỏ nâu còn một ít bào tử, mặt dưới màu vàng chanh nhạt, vị đắng, nặng từ 70-300g.
5. Nấm Linh Chi Trung Quốc có màu đỏ nhạt đến đỏ, mặt trên còn ít bào tử màu nâu. Nấm thường có hình tròn, đường kính từ 15-30cm, hơi cứng, cuống đựơc cắt sát tai nấm. Mặt dưới nấm Trung Quốc thường hay bị phết một lớp màu vàng sậm như nghệ (chưa biết chất gì), mặt trên được chùi rửa và thoa thêm một lớp dầu ăn hoặc cồn cho bóng.
6. Nấm Linh Chi Đà Lạt được sưu tầm và trồng tại Lâm Đồng, có màu đỏ, nhỏ, cuống dài hoặc đã được cắt lát, nặng chỉ khoảng 10-15g/tai nấm.
7. Nấm Linh Chi Hà Nội có nguồn gốc từ Trung Quốc do Viện Di truyền nông nghiệp nhập giống từ Trung Quốc, trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc. Nấm có cuống dài, phân nhánh và tai nấm nhỏ, trọng lượng chỉ khoảng 12-20g/tai nấm.
8. Cuối cùng là loại nấm Linh Chi mọc hoang hay còn gọi là nấm Linh Chi rừng, bao gồm các loại mọc hoang ở núi rừng Việt Nam. Nấm này có đủ màu sắc từ màu nâu đến đen, đỏ, đỏ sậm… đa phần không phải là nấm Linh Chi đúng nghĩa. Hình thức nấm từ hình quạt đến tròn, hoặc hình quả thận… cuống dài hoặc ngắn hoặc không cuống, tai nấm có đường kính từ 5cm cho đến 30 – 50cm. Nấm này chất lượng không ổn định do thu hái ngẫu nhiên hoặc còn non, hoặc quá già ,bị mục, có khi bị mọt và nấm bị bệnh kí sinh, phơi sấy không đảm bảo.
Nấm Linh chi có thể dùng ở dạng nguyên tai nấm, cắt lát, xay hoặc chế biến thành những dạng thành phẩm như: viêm nang, viên nén bao đường, trà hoà tan, trà túi lọc, kem dưỡng da… hoặc phối hợp với các dược liêu khác thành những sản phẩm hỗn hợp. Vì thế, sản phẩm từ Nấm Linh Chi ngày càng phong phú và đa dạng.